Bài đăng nổi bật

truyện ngắn - VÒNG XOÁY - Thanh Phấn Cà Mau

Tiếng chó sủa dồn dập, vang vọng từ một xóm quê nghèo hẻo lánh. Ở đó không có đường xá, xe cộ mà bao quanh chỉ toàn là ao hồ, sông, kênh ch...

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

truyện ngắn - VÒNG XOÁY - Thanh Phấn Cà Mau

Tiếng chó sủa dồn dập, vang vọng từ một xóm quê nghèo hẻo lánh. Ở đó không có đường xá, xe cộ mà bao quanh chỉ toàn là ao hồ, sông, kênh chằn chịt, xa xa lại có một vài cái nhà sinh sống cạnh nhau. Một người chồng thẳng tay đánh vợ của mình không thương tiết. và tuông ra những lời xĩ xoái, chửi bới hết sức thật tệ, trong cơn say nhoè nhẹt. dù được sự cản ngăn của những người hàng xóm nhưng người vợ vẫn không tránh khỏi sự bầm dập, những vết bầm thâm tím trên môi, mắt, tay, chân  và ngực của người đàn bà. thật là một cảnh tượng hết sức bi thương. Nhưng đây đâu phải là lần đầu tiên xảy ra trong cái gia đình nhỏ bé này, khi mỗi lần người đàn ông này say xĩn thì duờng như cảnh tượng này lại cứ tiếp diễn.
 Nhiều lần ý nghĩ bỏ nhà đi, dùng thuốc chuột đễ giết người chồng khốn nạn lại hiện về trong tâm trí của người đàn bà nhưng nếu bỏ đi thì phải đi đâu trong khi thân thể của mình thâm tím và nhiều khi lại cứ nhức lên vì những vết thương đã thấm vào xương cốt, ý định bỏ đi lại càng khó khăn hơn khi người đàn bà này sinh được đứa con tính đến giờ này cũng khoảng 6 tháng tuổi. Đi thì làm sao mà nuôi con, thân mình còn nuôi không nỗi thì làm sao mà nuôi con cho tròn. Nhưng bỏ lại con cho người đàn ông này thì chắc nó sẽ giết con chị, chị nghĩ vậy nên chị không đành. Giết chồng thì phải mang trọng tội, rồi đi tù, đài ải trong trại giam thì ai nuôi con trong khi nội, ngoại không có. (hai vợ chồng sống với nhau chỉ nhờ sự may mối của người bán bún rêu ngoài chợ huyện. người chồng thì xuất thân trong gia đình làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày, cha mẹ của anh ta cũng chết lúc anh 17 tuổi, còn người vợ thì cũng chẵng khá hơn , nghe đâu mẹ cha cô cũng mất lúc cô 1-2 tuổi gì đấy rồi người dì ruột nhận cô về nuôi nhưng chẳng bao lâu cũng qua đời khi cô tròn 12 tuổi, người dượng rể lại mang cô đi cho ở mướn (bán cô cho đến 20 tuổi) cho một gia đình ngoài chợ huyện , rồi cô đi làm công cho người bán bún rêu sau khi cô ở mướn tròn 20 tuổi, và cuối cùng là về chung sống với người chồng hiện tại) đầu óc chị gần như điên loạn bởi những suy nghĩ cứ cuốn theo chị và cuối cùng chị cũng đưa đến một quyết định hết sức dại dột là đến sập tối chị đem đứa con của mình đặt cạnh một con kênh đang êm ả chảy rồi chị rảy giấy (mớ giấy trắng toan mà chị đã chuẩn chị sẵn vài hôm trước) từ ngoài ven đường vào chổ chị thằng bé. Không biết hành động này của chị nhằm để tiển đưa thằng bé hay là lòng nhân từ của người mẹ  trông chờ một sự cứu giúp cuối cùng của lòng hảo tâm đối với sự sống của con chị.
  Chị vội chạy ngay về nhà với khuôn mặt đầm đìa nước mắt mặt cho thằng bé đang  quằn quại với một trận khóc dữ dội như báo rằng có một cuộc chia ly sắp xảy ra của tình mẩu tử. Vừa về tới nhà thì cũng như mọi khi. Chén, dĩa, bể nát, xoan nồi thì nằm lộn xộn trên mặt đất, không cần phải đoán gì nửa vì đây là cảnh thường gặp đối với chị khi mỗi lần người chồng về mà không gặp chị để chút hết những trận đòn mà anh đã chuẩn bị sẳn thì chén đĩa sẽ là những thứ thay thế chị.
Một người đàn ông cưởi trần, mặc quần cụt đang nằm lăn lốc trên bụi dạc mo cao đó là chồng của chị. Không chờ gì nửa chị sẽ chút hết những dằn nén, chịu đựng và câm tức cái thói đời đối với chị, chị cầm lấy con dao và đâm lấy đâm để vào ngay tim của người đàn ông tàn bạo , đâm cho chết đi con ngưòi tàn nhẩn không biết thương người , đâm cho nát tan con người vô nhân đạo. đâm cho chết đi cái thằng chồng dã man ác thú… đâm, đâm… người chồng không kịp phản ứng trong cơn say mèm của mình, chỉ kịp mở mắt ra mà không có cơ hội khép lại nửa, với ánh mắt chợn chừng, chao cháo  đang thẳng tiến vào khuông mặt của chị, ánh mắt ấy như muốn ăn tươi nuốt sống chị. Với sự câm tức đến tột đỉnh chị không còn làm chủ được suy nghĩ của mình, chị sẽ không cho cái thân xác này được chết yên thân, sẵn có con dao chị chặt luôn một mạch 2 chân, 2 tay và cái đầu của người đàn ông và quăn một cái một hướng. Vậy là xong một cuộc đời của con người dã man, hung tợn. Chị cũng sẽ kết liễu cuộc đời mình với sợi dây dù mà chị đã mua ngày hôm trước và không ở đâu xa. Nó nằm gọn trong cái túi quần của chị. Chị cột chắc chắn sợi dây lên cây xuyên giữa nhà rồi chạy vội lấy chai dầu lửa rưới lên xung quanh vách nhà và châm lửa đốt .
Khói bay nghi ngút, hàng xóm xung quanh chạy lại chữa lửa, người xách nước, người tưới, la ỏm tỏi hiên náo cả một xóm nghèo heo hút. Khi ngọn lửa đã tắt hẳn, mọi người đều tím mặt bởi thân xác của người chồng nằm ngỗn ngan, máu đỗ lên lán đầy nhà, thanh gỗ đang nằm trên cái chân phải  cháy xèo xèo. Cùng với người vợ đang treo lơ lững mặt mài tím ngắt, đun đưa trên sợi xuyên nhà còn chưa gãy. Ai cũng kinh hoàng, hoảng hốt trước cảnh tượng trước mắt này, có người còn không  dằn được cơn sợ hải mà ngất lịm.

Kể về chú bé bị bỏ rơi, tiếng khóc của nó vang vội trong cái bụi rậm gần bờ sông đã lọt đến tai của người đi đặt ống chúm lươn tên là TRUYỆN ( ông là 1 người mang chứng bệnh phong cùi, tay chân ông lở lét, ai cũng xa lánh và gớm ghiếc ông. Nghe nói trước kia ông cũng là một người bình thường không có bệnh hoạn gì cả, gia đình ông cũng khấm khá có tận đến mấy chục công ruộng, nhưng kể từ khi cha mẹ ông qua đời ông đã ăn trúng cái thứ gì đấy mà bị căn bệnh ngặt nghèo này. Vì căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị lúc bấy giờ nên không có ai muốn gần gủi  hay  tâm sự cùng ông , ông chỉ làm rồi sống trong căn nhà cũng cao ráo do cha mẹ ông đễ lại). Nghe đứa bé khóc chóe lên  trong đêm tối lờ mờ ông đã vội vã bơi xuồng lại thì thấy thằng bé đang bị rơi nữa người xuống đám lục bình. Không chần chờ thêm gì nữa ông vội bơi lại và vớt thằng nhỏ lên xuồng. Thì ra đó là con của vợ chồng thằng Tâm và con Tú,  “ sao nó lại bỏ con nó ở đây cho muỗi cắn và lọt xuống sông vậy không biết? hay là nó không nuôi nỗi con rồi đem bỏ bờ, bỏ bụi như thế này. Sao lại bỏ ngay bờ sông như thế này chứ? Nó định giết con nó chắc. Thằng cu này thật là kháo khỉnh làm sao… Ông hai Truyện tất tả bơi vội về nhà. Định ẳm thằng nhỏ qua nhà của 2 vợ chồng hỏi chuyện thì hai tin chẳng mai của gia đình. Trước tình cảnh này ông hai đã thương tình đem hai người đi chôn cất đàn hoàng cho tử tế.
 Ông vội kể lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe về chuyện ông nhặt lại thằng nhỏ. Nghe xong mọi người ai cũng mong ông nuôi luôn thằng nhỏ. Dù sao thì ông cũng thui thủi 1 mình, nhưng ai cũng thấy tội nghiệp cho thằng nhỏ vì từ nhiên lại có một người cha cùi hủi không biết rồi đây số phận thằng nhỏ sẽ ra sao. Nhưng nhận nuôi thì gia đình ai cũng có nhiều khó khăn, làm quanh năm còn không đủ sống và nuôi một đàn con nheo nhóc ở nhà, không muốn lại mang thêm gánh nặng vào thân. Thế là thằng bé được ông nhận làm con một cách hợp tình, hợp nghĩa.

Từ khi ông mang căn bệnh cùi hủi này trong người, thì cuộc sống của ông dừng như vô nghĩa và đối với ông cuộc sống đó chỉ là sự tồn tại chứ không có gì là vui cả, nhiều khi ông cũng muốn kết liễu cuộc đời của mình quách cho xong chuyện đễ khỏi phải ai nhìn ông với cặp mắt ghê sợ. Ông luôn ước ao được làm một người bình thường như bao người nghèo trong cái xóm nghèo này, cưới vợ, sinh con, và nuôi sống gia đình… Nhưng lâu nay ông vẫn chưa làm được. Bởi vì căn bệnh này cứ đeo đẳng theo ông mỗi lúc một nặng thêm. Nhưng ngay ngày hôm nay thì khác trong cái ngôi nhà này. Đã có thêm một thành viên mới, cuộc sống với ông không còn là vô nghĩa nữa, ý nghĩ kết liễu cuộc đời đã không còn cơ hội đễ lẽn vào tâm trí ông nữa. Ông sẽ đặt tên nó là Thuận, vì ông muốn cuộc đời của thằng nhỏ sẽ “thuận buồm xuôi gió”, chứ không như cuộc đời ông. toàn  là u ám.
 Là đàn ông nên việc chăm sóc con cái cũng hơi khó khăn đối với ông vì từ xưa đến nay ông có chăm sóc trẻ con đâu mà ông biết. Nhưng ông đã quyết tâm là sẽ nuôi nấng đứa con tội nghiệp này, ông mua sữa, thay tả, giặt giũ, làm đủ thứ chuyện bao hàm luôn tất cả cả các công việc mà đáng lẻ ra đó là công việc của người phụ nữ. Nhưng điều này không làm nản chí ông, mà nó càng làm cho ông cảm thấy vui hơn vì cuộc sống đối với ông lúc này là làm sau cho con mình khôn lớn và bằng với con người ta cho dù đó không phải là con đẻ của mình.
Trời đã không phụ lòng ông, thắm thoát ông đã nuôi thằng nhỏ lên 6 tuổi. đường xá lúc này đã được đỗi thay, Nhà nước quan tâm về cuộc sống của người dân, đường xá được múc thoáng đãng, xóm ông cũng được dựng lên trường học, con người cũng kéo về đây sinh sống nhiều hơn, xóm nghèo giờ đây đã tấp nập hơn, vui vẽ hơn trước nhiều lắm. Thế nhưng việc kì thị người bệnh như ông thì mọi người vẫn luôn quan tâm và đễ ý tới. Họ không ông là người như thế nào. Chỉ biết ông là một người mang căn bệnh bên ngoài thật là ghê tởm. họ không cho con cái mình chơi với thằng Thuận con trai ông Truyện, có những lúc thằng thuận khóc chạy về nhà. Hỏi tại sao thì nó bảo: “ không ai chịu chơi với con hết trơn. nó nói con bị cùi gì đó cha ơi. hic hic...” Nó nói trong tiếng nức nở. Lòng ông cũng đau như cắt nhưng không biết phải nói với con như thế nào, chỉ biết ôm con cùng khóc cho số phận, phải mang căn bệnh trên cỏi đời này.
Thằng thuận năm nay cũng đã 6 tuổi rồi, ông cũng đăng kí cho nó học lớp 1 như con người ta
Thằng thuận rất vui vẻ và phấn khởi khi biết tin cha cho mình đi học, rồi nào là được quần áo mới, cặp, sách, nón, viết điều được cha mua mới tất tần tật. Phải mấy đêm liền nó ngủ không được thẳng giấc vì phải suy nghĩ về chuyện học tập, vui chơi, và mặc quần áo mới. Chờ đợi đến ngày cha cầm tay nó dắt nó vào trường. Thấy thằng thuận vui ông hai Truyện cũng vui. Không khí gia đình hai cha con lúc này trở nên ấm áp. Nhưng ông không khỏi lo lắng về sự kì thị của mọi người.
Bao nhiêu chờ đợi cũng đã qua, ngày khai giảng năm học cũng đã đến , hai cha con tất tả nắm tay nhau đến trường hòa theo không khí vui nhộn của những người hàng xóm có cùng chung tâm trạng. Thế nhưng đến khi vào lớp học thì sự lo lắng của ông là hoàn toàn chính xác. Dù ngày đầu tiên đi học nhưng chẳng đứa trẻ nào chịu ngồi chung với con ông bởi vì những đứa trẻ này đều có sự dặn dò kỉ lưỡng của phía gia đình về sự kì thị. Thế là thằng Thuận nhanh chóng được xếp ngồi riêng một mình ngay ở góc dưới cùng. Thấy con mình bị hất hủi nhưng ông cũng chẳng làm gì được. Ngày đầu tiên đi học chỉ vậy là đủ. Rồi ngày thứ hai, thứ ba,… không khí lớp học trở nên nghiêm túc, ông luôn quan tâm theo dõi con và luôn quan sát về sự đối xử của thầy đối với con mình. Ông rất mừng về thái độ của thầy, đối với thầy ở đây không có sự kì thị, nhưng giờ ra chơi thì chẳng đứa nào chịu chơi với con ông khi thấy thằng thuận có người cha lỡ lét.
Thấm thoát một năm cũng trôi qua, thằng thuận cũng đã lớn hơn một ít nhưng thằng bé trở nên trầm cảm, ít nói, ít cười. Lúc này ông mới nhận ra một điều là sự có mặt của ông ở trường là nguyên nhân chủ yếu làm cho con ông chịu sự cô độc với bạn bè và trở nên ít nói. Ông quyết định sẽ không đưa con đến trường nửa mà ở nhà làm việc kiếm tiền dành dụm cho thằng Thuận sau này học cao hơn nửa.
Nhưng năm lớp 2 giáo viên chủ nhiệm của thằng thuận đó là 1 cô giáo luôn nhìn nó với cặp mắt xem thường đối với người bệnh cho dù nó chỉ là một đứa trẻ. Cô thẳng tay đánh vào mông, tay của nó khi nó không thuộc bài, hay làm những điều sai trái. Cô luôn nói nó là ngu dốt và bệnh hoạn, là một thứ không sạch sẽ.
Sự kì thị của bạn bè, cộng với cách đối xử của cô, mới lớp hai mà thằng thuận đã biết trốn học, Thuận thường ngủ dưới gốc cây dọc đường rồi chờ tan trường thì cũng về với mấy bạn. Ông hai chẵng học hành gì nên cũng chẳng biết con học hành ra sao cả, chỉ biết con đi học mỗi ngày mà đâu biết rằng con mình thường xuyên trốn học. Sự việc vở lẽ khi hôm ông hai đi mua dầu thắp (dầu lửa) thì chợt thấy thằng con đang nằm ngáy o..o.. dưới gốc bạch đàn. Ông vội đánh thức thằng Thuận và hỏi thì mới hay nó đã trốn học hơn một học kì rồi.
Trong cơn tức giận vì mấy tháng nay ông cứ tưởng thằng Thuận học hành chăm chỉ, ai có ngờ đâu… ông đánh thằng thuận 5 roi bằng cây bình bát, rồi cùng khóc theo con. Ông nghĩ không biết ông nuôi thằng Thuận là giúp cho một cuộc cuộc đời hay là ông hại nó nữa. Sao trên đời lại có nhiều bất công đối với cuộc đời của ông như thế chứ. Đưa thằng thuận đi học thì không có ai chịu chơi với nó khi nhìn thấy cái thân xác của ông, còn ông không đưa nó đi học thì lại bị người ta ăn hiếp thằng nhỏ đến mức trốn học như thế này đây này, ông muốn thét lên thật to cho nó loang ra những sự chịu đựng, dằn nén, căm tức cái cuộc đời thối tha này.
Ông quyết định sẽ chẳng cho Thuận học hành làm gì nữa, ông nghĩ thói đời luôn bạc bẽo nên cũng chẳng cần học hành chi cho nhiều, làm ruộng, đặt chúm lươn như ông cũng đủ sống qua ngày. Ý nghĩ nông cạn của người cha chẳng chút chử nghĩa trong lúc tức giận này đã quyết định cuộc đời cho đứa con bé bỏng của mình. Sau lúc đầu ông mạnh mẽ, đã quyết tâm nuôi con khôn lớn thành người, không thua sút với người ta nhưng sao lúc này ông cảm thấy mình yếu đuối lạ thường, chắc có lẽ căn bệnh đeo đẳng theo ong ngần ấy năm trời, làm cho ông ngại tiếp xúc với mọi người với sự kì thị của họ, nên sự buông xuôi và sợ giao tiếp, cãi vã đã đưa ông đến cái quyết định số phận cuộc đời của con ông.
thời gian cứ trôi, cứ trôi, thắm thoát cũng đã được thêm 13 năm trời. thằng thuận hẳng cũng đã được 20 tuổi, lúc này bệnh tình của ông càng trở nên nghiêm trọng. Tay, chân ông không còn ngón nửa, đau nhức lại hành hạ ông mỗi lúc một nhiều, dù ông đã uống thuốc điều trị. Ông quyết định sẽ đi lên trại điều trị bệnh phong đễ chung sống với những người cùng chung số phận đến hết cuộc đời này. Trước khi ông đi , ông đã gọi Thuận lại và dặn dò nhiều điều về cuộc sống sau này, cách ăn ở và ông sẽ đễ lại toàn bộ tài sản cho Thuận. Trước tình cảnh này Thuận quá bất ngờ và anh không dằn được nước mắt trước những tình cảm thiêng liêng mà người cha này đã dành cho mình, anh khóc nhiều như một đứa trẻ sắp phải xa cha. Anh vang xin người cha ở lại nhưng ông hai đã cương quyết. Ông không muốn cái thân xác này làm ảnh hưởng đến cuộc đời con ông thêm một lần nửa.
Thế là thuận tự lực cánh sinh khi không còn cha chung sống, bao nhiêu là công chuyện, nào là cơm nước trong nhà, rồi là chuyện đồng án.
Anh luôn ước sẽ có một người cùng mình chia sẽ tâm sự buồn vui và công chuyện gia đình.
 Dòng đời cứ tiếp tục đưa dẫy. Thằng Thuận phó thác cuộc đời mình cho số phận. Hai năm trôi qua, thời gian đủ dài đễ anh quen một cô gái gian hồ và lấy cô ta về làm vợ. Anh chấp nhận và bỏ qua quá  khứ củ cô. Những tưởng cuộc đời mình sẽ hết gặp sóng gió nhưng có ngờ đâu.... Thằng Thuận cần cù hơn, siêng năng hơn, hết mực yêu thương và chăm sóc cho vợ. Tuy cuộc sống gia đình không được mấy khắm khá, cũng tạm được xem là đủ ăn.
Nhưng, “ ngựa quen đường cũ”. chưa đầy 3 tháng, cô gái giang hồ mà anh xem là vợ đã hành nghề trong chính ngôi nhà mà anh và cô ta chung sống. (anh bắt gặp vợ mình và thằng đàn ông nằm tíu tít trên bộ li quăng nhà không một mãnh vãi, khi anh đi làm đồng về). không tin vào mắt mình nữa, trời đất như quay cuồng sụp đỗ. Phần “ thú tính” trong con người anh có dịp trỗi dậy. Anh nhào tới, nắm tóc, đấm, đá túi bụi vào mặt của thằng đàn ông, quay qua tát cho cô vợ những cú như trời gián. thừa dip, thằng đàn ông chạy thục mạng về phía sau vườn.
Anh vào buồng mang đống quần áo cùng cái vali quăng trước mặt cô ta: “ Cô đi ra khỏi nhà tôi ngay, đồ con đếm”.
  “Xin lỗi, em chỉ là con Đĩ”. đây là câu nói cuối cùng mà cô gái đã nói với anh khi bước chân ra khỏi căn nhà.
  “Cút, cút đi!!! “
cô vợ nhảy lên chiếc xe ôm đi một mạch về phía chợ huyện, bỏ lại cái nhìn ngơ ngác, khinh bỉ, cùng những lời bàn tán xì xào của những người lối xóm. Còn anh chồng thì điên cuồng, gào thét, đập nát tất cả những gì có thể....
Như nhận ra một điều gì đó anh chạy vào buồng lấy chùm chìa khóa kiểm tra lại tiền bạc trong nhà. Thì hỡi ôi! số tiền 30 triệu mà ông Truyện và anh đã dành dụm từ bấy lâu nay không cánh mà bay. Trong tủ hiện giờ chỉ còn vài ngàn lẻ. đầu óc anh tối sầm hẳn lại, mắt anh giờ đây không còn nhìn thấy gì nữa. Anh đã ngất, ngất vì tức giận, ngất vì sự khờ dại, ít va chạm và quá tin tưởng vào con người mà anh cứ ngỡ sẽ gắn bó với anh đến hết quãng đời còn lại. anh ngã quỵ trong cơn đói và tức dưới bộ dạng ướt sũng.
Anh tĩnh lạ nhờ sự giúp đỡ của những người lối xóm ( người ép tim, người quậy nước chanh,...). họ hỏi anh nhiều điều, anh lặng im, ngồi khóc như một đứa trẻ đã làm sai một điều gì đó.
Sực tỉnh, anh vội vàng chạy ra xe ôm và tìm kiếm cô vợ. Anh tìm cô như tìm một thứ vô vọng nào đó, cho vơi đi sự ngu ngốc và dại dột của mình, chứ cô ta đâu ngu đến nỗi mang tiền của anh đi rồi chờ anh đến lấy.
Một tuần trôi qua, anh tìm cô ta trong vô vọng và sự chán nãn, anh bõ cuộc,....
Chưa hết đau đớn thì hay tin từ trại phong đưa về là cha anh đã mất, anh đã khóc, khóc thật nhiều, không biết đây là lần thứ mấy trên cuộc đời này mà anh đã bật ra tiếng khóc, anh không còn nhớ được nữa, vì nỗi đau cứ dồn dập và tấn công anh như một xác thủ vô hình nào đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét